Các dòng CPU intel trên PC những điều bạn nên biết

cpu intel
CPU (Central Processing Unit) hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm để vận hành các hoạt động, thực thi các tác vụ trong quá trình sử dụng.

Các dòng CPU intel trên PC được Intel phân loại rất rõ dàng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của từng công việc khác nhau như văn phòng, đồ họa..vv.

Các dòng CPU intel trên PC

CPU (bộ xử lý trung tâm) đóng vai trò rất quan trọng như bộ não của thiết bị. Nó tiếp nhận thông tin để xử và cho ra kết quả trên màn hình máy tính của bạn.

Nó giúp mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng rồi đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động trên thiết bị.

Xem thêm

Các dòng CPU intel trên PC: Pentium, Celeron, Xeon

CPU Intel Pentium

Các dòng CPU intel trên pc Pentium là dòng chip xử lý với hiệu năng ổn định cùng mức giá bình dân tương thích với nhiều mainboard như Pentium III, Pentium IV,…

Intel Pentium thông thường có 2 nhân xử lý (một số ít có 4 nhân) với xung nhịp dao động từ 1.1 GHz đến 3.5 GHz.

Hiện tại CPU Pentium đã được Intel nâng cấp lên nhiều và được sản xuất ở quy trình 22nm cho khả năng siêu tiết kiệm điện TDP 15W và hiệu năng xử lí tốt hơn CPU Core i thế hệ cũ.

Các dòng CPU intel trên PC

CPU Intel Celeron

Các dòng CPU intel trên PC Celeron là bộ xử lý cấp cơ bản của Intel cho các công việc tính toán cơ bản được phát triển sau Pentium.

Đây là phiên bản rút gọn hơn để nhằm giảm giá thành và được sử dụng trên các mẫu máy tính giá rẻ phù hợp với công việc soạn thảo văn bản, gửi email.vv..

Ở các tác vụ thông thường, Pentium và Celeron gần như tương đương nhau (Nếu cùng số nhân và cùng xung nhịp xử lý).

Nhưng khi chạy ở các ứng dụng nặng như xử lý đồ hoạ, game, video thì Pentium có tốc độ nhanh gấp từ 1,5 đến 2 lần.

cac-dong-cpu-intel-tren-pc

CPU Intel Xeon 

Intel Xeon hướng tới các đối tượng doanh nghiệp sử dụng các máy trạm để quản lý hoặc cá nhân yêu cầu hiệu năng ổn định cao.

CPU Xeon cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU từ 1 hoặc 2 CPU cùng một mainboard. Cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa.

CPU Intel Xeon dùng càng nhiều CPU thì giá thành sẽ càng cao. Phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với ramserver và mainboard server được dùng chéo qua nhau.

Intel Xeon phù hợp với các hoạt động xử lý đa luồng nhiều tác vụ và quản lý các máy tính liên kết ở mức thấp hơn trong thời gian dài mà không cần tạm ngưng.

Intel Core i

Intel Core i là dòng vi xử lý phổ biến nhất của Intel, hiện nay CPU Intel Core i có các dòng sản phẩm với hiệu năng tăng dần là Core i3, Core i5, Core i7, Core i9, Core 10.

Nahalem (Thế hệ thứ nhất) 

Kiến trúc Nehalem trên Core i được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 32nm. Với Core I thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng – HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.

Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)

Sandy Bridge là người kế nhiệm kiến trúc Nehalem. Kiến trúc Sandy Bridge vẫn tiếp tục sử dụng quy trình 32nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nm và cùng năm nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.

Ngoài ra, năng lực mã hóa, giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.

Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)

So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel  đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU.

Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.

Haswell (Thế hệ thứ 4)

Thế hệ chip xử lý Haswell được tập trung vào những thiết bị “2 trong 1”. Intel đã giảm kích thước vi xử lí Core cho phép sản xuất những mẫu ultrabook mỏng hơn, mà còn giúp cho ra đời những thiết bị 2 trong 1 (hay còn gọi là thiết bị lai giữa laptop và tablet) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt trên Haswell cũng giúp các thiết bị ultrabook chạy mát mẻ hơn.

Haswel cũng được Intel tuyên bố là sẽ tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp từ chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp.

Broadwell (Thế hệ thứ 5)

Broadwell không phải là phiên bản thay thế hoàn toàn cho Haswell mà chỉ thay thế tiến trình sản xuất xuống còn 14nm giúp tiết kiệm điện năng hơn 30%. Điểm mới trên thế hệ Broadwell đáng chú ý là phần cứng giải mã video Intel Quick Sync hỗ trợ mã hóa và giải mã VP8, tích hợp các GPU mới gồm Series Intel HD Garphics 5000 và Iris 6100, Iris Pro 6200/6300P.

Ngoài ra, ở thế hệ Broadwell này, Intel cho ra mắt thêm một dòng chip mới là Intel Core M với dạng thiết kế SoC (giống trên chip xử lý smartphone) dành riêng cho các thiết bị máy tính bảng hoặc Ultrabook cực mỏng nhẹ.

Skylake (Thế hệ thứ 6)

CPU Intel Skylake vẫn xây dựng trên tiến trình 14nm và sử dụng Socket LGA1151 nên sẽ không ương thích với các mainboard LGA1150 đang dùng trên thế hệ Haswell và Broadwell. Điểm nhấn của Skylake là hỗ trợ chuẩn RAM DDR4, chuẩn xuất hình ảnh HDMI 2.0 (4K 60Hz).

Đặc biệt đây là phiên bản đầu tiên hỗ trợ cổng kết nối ThunderBolt 3 giúp truyển tải dữ liệu nhanh hơn, gắn thêm dock đồ họa rời xử lý các tác vụ nặng đồ họa, chơi game và công nghệ thực tế ảo (VR) đang phát triển mạnh mẽ.

Kabylake (Thế hệ thứ 7) 

Người kế nhiệm tiếp theo cho Skylake đó chính là Kabylake. Ở thế hệ thứ bảy này tiến trình sản xuất đã được nâng cấp lên thành 14nm+ giúp tăng hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn. Với việc bùng nổ của công nghệ thực tế ảo, Kabylake tập trung hỗ trợ vào khả năng xử lý hình ảnh với độ phân giải 4K trở lên, các video 360o

Đồng thời thế hệ Kabylake cũng hướng đến các game thủ với hiệu năng xử lý đồ họa. Kết hợp với khả năng kết nối 4 cổng ThunderBolt 3 sẽ giúp trải nghiệm hình ảnh các tựa game khủng hiện nay trở nên sống động và trung thực nhất. Đặc biệt là các trải nghiệm game VR.

Coffeelake (Thế hệ thứ 8) 

Tại CES 2017 vừa rồi, Intel có nói về thế hệ tiếp theo của dòng Core i với tên gọi Coffeelake xây dựng trên tiến trình 10nm đầu tiên trên thế giới hứa hẹn sẽ đem lại hiệu năng và nhiệt độ tỏa ra khi sử dụng tốt hơn những người tiền nhiệm.

Ice Lake (Thế hệ thứ 9)

CPU thế hệ thứ 9 của Intel được ra mắt, tạo nên sức mạnh và dậy sóng trong làn công nghệ.

Đối với phiên bản dành cho laptop chúng ta được hãng cung cấp có 2 loại khác nhau là H (hiệu năng cao, không ép xung) thường dùng cho máy phổ thông và HK (hiệu năng cao có khả năng ép xung) dùng cho công nghệ đồ họa.

Các dòng chip Core i thế hệ 9 được Intel bán ra nhằm tăng lên hiệu quả đồ họa, chuyên biệt dành cho người dùng đồ họa.

Comet Lake  (Thế hệ thứ 10)

Với tốc độ của Bộ tăng áp lên tới 5,3 GHz , 8 lõi, 16 MB Bộ nhớ cache thông minh Intel® và ép xung2 cộng với Intel® Wi-Fi 6 (Gig+), Intel® Heat Velocity Boost (Intel® TVB )

Công nghệ điều chỉnh động Intel® (Intel® DTT) để tối ưu hóa hệ thống liên tục, bộ xử lý máy tính xách tay Intel® Core™ thế hệ thứ 10 sẽ đem đến một nguồn năng lượng cho các hệ thống di động tối ưu cho các game thủ và người sáng tạo.

Tiger Lake (Thế hệ thứ 11)

Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 11 định nghĩa lại hiệu năng Intel® CPU cho máy tính xách tay và máy tính để bàn. Kiến trúc lõi và đồ họa mới, tăng hiệu năng dựa trên AI, kết nối có dây và không dây tốt nhất trong phân khúc1 và các tính năng điều chỉnh nâng cao2 mang đến mức công suất và lưu lượng cao hơn để hỗ trợ nguyện vọng của bạn.

Bộ xử lý máy tính xách tay Intel® Core™ chuỗi U thế hệ thứ 11 công suất 25 watt có đồ họa Intel® Iris® Xcung cấp đồ họa tích hợp cấp độ rời cùng với Intel® Wi-Fi 6 – cho hiệu suất vượt ranh giới trong các máy tính xách tay mỏng và nhẹ sử dụng hàng ngày. Bộ xử lý máy tính xách tay Intel® Core™ chuỗi H thế hệ thứ 11 công suất 35 watt cao hơn mang đến mã lực siêu di động để chơi game và sáng tạo.

Bộ xử lý máy tính để bàn Intel® Core™ chuỗi S thế hệ thứ 11 cung cấp hiệu suất cao hơn cho người dùng máy tính để bàn hàng ngày, những người đam mê game và những người sáng tạo nghiêm túc. Intel® Deep Learning Boost, lên đến DDR4-3200, 20 làn CPU PCIe 4.0, tích hợp USB 3.2 20G, đồ họa UHD nâng cao dựa trên kiến trúc Intel® Xe, đồng thời khả năng điều chỉnh và mở rộng lớn hơn giúp tăng đáng kể hiệu suất và khả năng kiểm soát. Ép xung hiệu suất cao để chơi game ưu tú và sản xuất sáng tạo hạng nặng được cung cấp trong các mẫu bộ xử lý máy tính để bàn Intel® Core™ thế hệ thứ 11 đã mở khóa.

Được xây dựng cho doanh nghiệp, bộ xử lý Intel® Core™ vPro® thế hệ thứ 11 cung cấp tất cả các lợi ích về hiệu suất của thế hệ thứ 11 cùng với khả năng quản lý từ xa hiện đại dành cho CNTT. Chỉ là những gì cần thiết cho thế giới công việc từ bất cứ nơi nào.

Cung cấp một loạt các mẫu CPU được tối ưu hóa cho các cấp độ chơi game, sáng tạo, kinh doanh và sử dụng hàng ngày khác nhau, máy tính xách tay hoặc bộ xử lý máy tính để bàn Intel® Core™ thế hệ thứ 11 được thiết kế để làm được nhiều việc hơn quan trọng đối với bạn.

Alder Lake (Thế hệ thứ 12)

Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 12—một thế hệ hoàn toàn khác biệt. Với cấu ​​trúc kết hợp hiệu năng mới chưa từng có, bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 12 mang đến sự kết hợp độc đáo giữa lõi Hiệu năng và Hiệu quả (P-core và E-core). Và điều đó có nghĩa là hiệu suất thế hệ thực, trực tuyến để phù hợp với bất kỳ gì bạn đang làm 2làm.

Lõi Hiệu năng là lõi CPU sở hữu hiệu năng cao nhất từ ​​trước đến nay của Intel. Lõi này được thiết kế để tối đa hóa hiệu năng đơn luồng và khả năng phản hồi để thực hiện khối lượng công việc chuyên sâu như chơi game và thiết kế 3D. Lõi hiệu quả cung cấp hiệu năng đa luồng cho các tác vụ có thể chạy song song (như kết xuất hình ảnh) cùng với việc giảm tải các tác vụ nền một cách hiệu quả phục vụ việc đa nhiệm hiện đại.

Để lõi Hiệu suất và lõi Hiệu quả có thể hoạt động liền mạch với hệ điều hành, Intel đã tích hợp Intel® Thread Director ngay vào phần cứng. Tự động theo dõi và phân tích trong khi đang di chuyển, Intel® Thread Director chỉ dẫn hệ điều hành, giúp hệ điều hành đưa đúng luồng vào đúng lõi và đúng thời điểm. Intel® Thread Director thực hiện tất cả một cách linh hoạt, điều chỉnh hướng dẫn lập lịch dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế thay vì dựa trên các quy tắc tĩnh.

Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 12 thúc đẩy làn sóng card đồ họa rời và thiết bị lưu trữ tiếp theo. Các thiết bị này tận dụng lợi thế thông lượng tăng lên với PCIe 5.0 cũng như tốc độ và băng thông cao hơn của bộ nhớ DDR5.

Một tính năng tiêu chuẩn khác của bộ xử lý Intel® Core ™ thế hệ thứ 12: Intel® Wi-Fi 6E (Gig +). Cung cấp các kênh tốc độ cao, độc quyền mà các thiết bị cũ khác không thể làm được, Intel® Wi-Fi 6E cho phép bạn trải nghiệm kết nối nhanh hơn gần gấp 3x mà không bị nhiễu. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tự do hơn để làm việc hoặc học tập tại nhà—hoặc thư giãn với tính năng phát trực tuyến chất lượng cao siêu mượt.

Bạn cũng có thể kết nối máy tính của mình với nhiều màn hình 4K và các phụ kiện khác chỉ bằng một cáp có thể đảo chiều. Dòng bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 12 — nền tảng sáng tạo nhất của chúng tôi — cho phép Thunderbolt™ 4, cổng đơn giản nhất, nhanh nhất, đáng tin cậy nhất hiện có.

Với bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 12, các tính năng tích hợp, tiêu chuẩn cho phép các khả năng như khử nhiễu, tự động đóng khung và tối ưu hóa băng thông và độ phân giải video trong khi chơi game. Điều đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và cho phép bạn thực hiện đa nhiệm theo những cách mà bạn chỉ có thể mơ ước—cho đến bây giờ.

Từ chơi game hoành tráng, duyệt web đến phát trực tuyến và sáng tạo các kiệt tác tiếp theo, bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 12 cho phép bạn thực hiện tất cả các điều này.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản các dòng CPU intel trên PC mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Bài viết này được tổng hợp từ Intel nên độ chính xác là khá cao.


Visited 148 times, 1 visit(s) today

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.