Tài liệu kỹ thuật lập trình

Tài liệu kỹ thuật lập trình
Muốn trở thành lập trình viên cần thiết phải có kiến thức về cấu trúc dữ liệu và giải thuật, ngôn ngữ lập trình thành thạo và cách giải quyết vấn đề.

Tài liệu kỹ thuật lập trình sẽ thới thiệu về khái niệm thuật toán, mô tả thuật toán bằng lưu đồ, các ngôn ngữ lập trình và dịch thuật.

Tài liệu kỹ thuật lập trình

Trích dẫn nội dung tài liệu lập trình

Chương 1:Tổng quan về kỹ thuật lập trình

Mục tiêu môn học?

  • Học phần Kỹ thuật lập trình trang bị cho sinh viên những kỹ thuật cơ bản nhất mà một lập trình viên chuyên nghiệp cần phải nắm vững để viết mã nguồn hiệu quả. Các kiến thức giảng dạy góp phần quan trọng giúp sinh viên phát triển được các ứng dụng phần mềm chất lượng cao trong thực tế.
  • Học phần này trang bị cho sinh viên các kỹ thuật lậptrình quan trọng như quản lý bộ nhớ, hàm, kỹ thuật đệ quy, kỹ thuật sử dụng các cấu trúc dữ liệu để giải quyết vấn đề, kỹ thuật viết mã nguồn hiệu quả, kỹ thuật lập trình phòng ngừa, kỹ thuật gỡ rối, tinh chỉnh mã nguồn, phong cách lập trình. Học phần có các buổi thực hành nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng lập trình của sinh viên.

Chương trình máy tính và ngôn ngữ lập trình

  • Chương trình máy tính: Tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiệm vụ
  • Ngôn ngữ lập trình: Dùng để viết các lệnh, chỉ thị

Hoạt động của chương trình máy tính

  • Chương trình máy tính được nạp vào bộ nhớ chính (primary memory) như là một tập các lệnh viết bằng ngôn ngữ mà máy tính hiểu được, tức là một dãy tuần tự các số nhị phân (binary digits).
  • Tại bất cứ một thời điểm nào, máy tính sẽ ở một trạng thái (state) nào đó. Đặc điểm cơ bản của trạng thái là con trỏ lệnh (instruction pointer) trỏ tới lệnh tiếp theo để thực hiện.
  • Thứ tự thực hiện các nhóm lệnh được gọi là luồng điều khiển (flow of control).
  • Bắt đầu mỗi chu trình lệnh, CPU nhận lệnh từ bộ nhớ chính.
    • PC (Program Counter): thanh ghi giữ địa chỉ của lệnh sẽ được nhận
    • Lệnh được nạp vào thanh ghi lệnh IR (Instruction Register)
  • Sau khi lệnh được nhận vào, nội dung PC tự động tăng để trỏ sang lệnh kế tiếp

Ngôn ngữ lập trình

  • Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống các ký hiệu dùng để liên lạc, trao đổi với máy tính nhằm thực thi một nhiệm vụ tính toán.
  • Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình (khoảng hơn 1000), phần lớn là các ngôn ngữ hàn lâm, có mục đích riêng hay phạm vi..
  • Mã máy – Machine code
  • Máy tính chỉ nhận các tín hiệu điện tử – có, không có – tương ứng với các dòng bits.
  • Một chương trình ở dạng đó gọi là mã máy (machine code)
  • Hợp ngữ – Assembly
  • Là bước đầu tiên của việc xây dựng cơ chế viết chương trình tiện lợi hơn thông qua các ký hiệu, từ khóa và cả mã máy.
  • Tất nhiên, để chạy được các chương trình này thì phải chuyển thành machine code

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

  • Thay vì dựa trên phần cứng (machine-oriented) cần tìm cơ chế dựa trên vấn đề (problem-oriented) để tạo chương trình
  • Gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thường sử dụng các từ khóa giống tiếng Anh

Trình dịch – compiler

  • Chương trình thực hiện biên dịch toàn bộ chương trình nguồn thành mã máy trước khi thực hiện

Thông dịch – interpreter

  • Chương trình dịch và thực hiện từng dòng lệnh của chương trình cùng lúc
  • Dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, không tạo ra chương trình dạng mã máy hay assembly
Tài liệu kỹ thuật lập trình

Link tải
File NameServer Downloads
Tài liệu kỹ thuật lập trình[GoogleDriver]
Mật khẩu giải nén (Nếu có): nadutv.com
Xem thêm

Tài liệu kỹ thuật lập trình sẽ bổ xung thêm kiến thức phong phú về lĩnh vực khoa học máy tính dành cho bạn.

Visited 24 times, 1 visit(s) today

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.