Ngành công nghệ trong tương lai gồm những gì

Ngành công nghệ trong tương lai gồm những gì
Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ mà cuộc sống con người thay đổi hoàn toàn theo nó như ở một nơi rất xa bạn có thể điều khiển thiết bị trong nhà của mình hay ra lệnh cho máy tính làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc..vv.

Ngành công nghệ trong tương lai gồm những gì? Sẽ được chia sẻ một cách khái quát trong bài viết này giúp bạn hình dung được nó là thế nào.

Xem thêm

1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ những kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao như phẫu thuật, lắp ráp đến các ngành nghề cần phân tích dữ liệu lớn.

Thông qua trí tuệ nhân tạo AI, máy tính có thể nhìn và nhận dạng các đối tượng trên video hoặc ảnh. Ngoài ra, với việc xử lý ngôn ngữ cũng đạt được những bước tiến lớn, mà máy móc có thể giao tiếp với con người.

Ngành công nghệ trong tương lai

AI có thể giúp bạn làm nhiều việc một cách nhanh chóng mà trước đây ta phải mất rất nhiều thời gian ví dụ như ra lệnh cho nó vẽ tranh, sáng tác nhạc, lên kịch bản video, thiết kế đồ hoạ, lập trình.vv..

Trong lĩnh vực y học AI giúp bệnh viện về chăm sóc sức khoẻ, chuẩn đoán bệnh và hỗ trợ phẫu thuật.

AI còn được sử dụng rất nhiều trong Doanh nghiệp Marketing. Từ đó đẩy nhanh việc bán hàng.

2. Internet vạn vật – Internet of Things (IoT)

IoT là một công nghệ tạo ra nhiều mạng lưới và các thiết bị được kết nối liên tục với nhau. Công nghệ có thể chia sẻ thông tin dữ liệu các thiết bị khác với nhau trong thời gian thực.

Ngành công nghệ trong tương lai

Internet vạn vật cũng có thể được ứng dụng vào nhiều ngành để quản lý các thiết bị từ xa thông qua mạng lưới như vận hành hoặch báo cáo sự cố về máy móc, năng lượng.

IoT còn hỗ trợ về lĩnh vực ô tô tự hành, nhà thông minh, sản xuất nông nghiệp.

3. Thực tế ảo (VR, AR)

AR và VR được biết đến với việc cung cấp trải nghiệm nâng cấp, kết hợp giữa thế giới ảo và thực, hình ảnh 3D nâng cao cho người dùng.

Các trò chơi, thương mại điện tử, tiếp thị, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác trong tương lai sẽ sử dụng AR và VR.

Ngành công nghệ trong tương lai

Ngày nay, công nghệ AR được sử dụng nhiều trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng và hướng đến công nghệ thế giới ảo VR.

4. Công nghệ in 3D

Với xu hướng công nghệ mới ngày càng phát triển, con người đã có thể tạo ra những thứ được in 3D, điều mà trước đây con người chưa từng nghĩ tới. 

Ngành công nghệ trong tương lai

Trong năm qua con người đã ​​những bước chuyển đổi mới trong sản xuất với công nghệ in 3D, rất nhiều sản phẩm in 3D xuất hiện trên như: in sinh học, các thiết bị y tế, ngành công nghiệp ôtô, máy bay, Vật liệu xây dựng, rô bốt.

5. Blockchain

Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.

Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Nó được hiểu là chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (Distributed), tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán.

Không còn nghi ngờ Blockchain đã trở thành một thị trường lớn nhờ tiềm năng công nghệ và mối quan tâm về tài chính rộng rãi mà blockchain có thể mang lại.

6. Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo bao gồm cả năng lượng từ tự nhiên và năng lượng xanh như nhiên liệu sinh học hay hydro lỏng. 

Quá trình áp dụng năng lượng tái tạo không yêu cầu chi phí đầu tư lớn do dễ dàng tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày như năng lượng gió, thuỷ triều, năng lượng gió..vv.

7. Công nghệ sinh học – Bioengineering 

Công nghệ sinh học ứng dụng dựa trên các nguyên lý cơ bản trong kỹ thuật và các ý tưởng về thiết kế để đưa ra giải pháp trong y học, sinh học cũng như các mục đích chăm sóc sức khỏe khác (ví dụ như các chẩn đoán hoặc liệu pháp điều trị)

Nó là sự kết hợp của các thiết kế giúp giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về phương pháp và kỹ thuật mà trước đây y học và sinh học chưa thể chạm đến, sự kết hợp này đã nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe, bao gồm công tác chẩn đoán, theo dõi, và điều trị.

8. Điện toán lượng tử-Quantum Computing (QC) 

Điện toán lượng tử là một trong các phương pháp xử lý thông tin tiến bộ trong tương lai. Theo đó người ta sẽ sử dụng những nguyên lý của cơ học lượng tử để thực hiện các phép tính phức tạp trong một khoảng thời gian ngắn do nhiều siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới thực hiện.

Quantum Computing (QC) được cho là xu hướng phát triển công nghệ thông tin thế giới trong tương lai như Khoa học y học, Bảo mật dữ liệu, Nghiên cứu khoa học, Quy hoạch đô thị, Phát triển sản phẩm và công nghệ.

9. Robot và các thiết bị thông minh

Với sự phát triển của trí tuệ nhận tạo cho phép chúng ta tạo ra các thiết bị thông minh hơn như tivi, ô tô tự lái và nhiều robot có thể giao tiếp và làm việc cùng với con người để hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.

Sự bùng nổ thiết bị thông minh được ra đời thông qua quá trình phát triển và nghiên cứu, đã cho ra đời nhiều robot phục vụ trong các ngành công nghiệp, bệnh viện, quầy bán hàng, thậm trí trong các gia đình.

10. Tài sản ảo (NFT)

Token không thể thay thế (NFT) là một tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm game, và video.

NFT được mua bán trực tuyến dưới hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa (cryptocurrency). NFT thường được mã hóa bằng phần mềm cơ bản giống như các loại tiền mã hóa hay còn gọi là tiền điện tử.

Ví dụ, nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng Mike Winklemann, hay còn được biết đến với cái tên “Beeple” đã tạo ra một tác phẩm được tổng hợp từ 5.000 bức vẽ hàng ngày dưới dạng NFT. Có thể nói, đây là NFT nổi tiếng nhất trong thời điểm hiện tại. Tác phẩm số có tên “EVERYDAYS: The First 5000 Days” của ông đã được bán với giá kỷ lục 69.3 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s.

Qua ví dụ trên thì có thể thấy NFT sẽ là xu hướng của ngành công nghệ trong tương lai mà con người không thể bỏ qua.

Với sự phát triển chóng mặt chúng ta thấy được ngành công nghệ trong tương lai sẽ tác động cực kỳ lớn đến cuộc sống con người. Nó hỗ trợ làm nhiều công việc mà trước đây ta không hề nghĩ tới.

Vậy theo bạn với sự phát triển công nghệ như hiện nay sẽ tác động đến con người như nào? Hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé.

Nguồn tổng hợp


Visited 41 times, 1 visit(s) today

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.